TẢN VĂN – BÁT HƯƠNG BẰNG BÊ TÔNG


Bát hương bằng bê tông

Đầu Xuân, ai cũng mong muốn đi lễ cầu may. Theo thống nhất với gấu nhà, mình quyết định dành thời gian Tết này với gia đình nội ngoại và đi lễ đầu Xuân cầu may.

Đầu tiên là sáng mùng 1 Tết đi lễ chùa gần nhà rồi lên đường về Quê Nội. Cảm giác đi lại sau khi đi lễ yên tâm hẳn lên.

Trên đường về, ghé chùa Dâu ngàn năm tuổi lễ cầu an đầu năm đã thành lệ của gia đình. Cũng như những năm trước ngày mùng 1 Tết thường chỉ có nhân dân gần chùa và những lữ khách theo tại chùa mới đi lễ nên cảnh cũng vắng vẻ thanh bình. Ngoài cổng chùa Dâu vẫn có những quán xá phục vụ sắm lễ, trong sân có một vài trò chơi cho trẻ em khi đợi người lớn làm lễ và vui xuân, không khí xuân mới tươi vui hiện rõ lên trang phục, nét mặt từng người.

Như mọi năm, gia đình lấy bó hương châm lửa từ cổng chùa. Vì trời rét, gió mạnh, khó khăn lắm, mấy người khách lữ hành cùng chụm lại che chắn, mình mới giúp gấu châm được thẻ nhang thơm. Không khí bình an phấn chấn, cả nhà vào chùa cùng các đoàn khách.

Vừa vào đến chùa sư cô đã chào đón và hướng dẫn trong đó sư cô dặn cẩn thận năm nay các tín chủ không thắp hương trong chùa mà thắp hương ở bát hương lớn ngoài sân đảm bảo thành tâm và giữ môi trường trong chùa đỡ khói hương cho khách lễ. Điều thứ hai là tín chủ không để tiền lẻ vào từng chư vị khi lễ mà ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm, tôn kính nơi đức Phật, đồng thời lũ trẻ trong làng chạy nghịch trong chùa lượm nhặt mất, hãy cung tiến vào hòm công đức và ghi danh tính.

Vì sư cô ân cần nên có vẻ đoàn khách nào cũng đồng ý. Tuy nhiên, khi mình ra thắp hương theo hướng dẫn thì thấy nhiều đoàn vẫn mang hương vào cắm trong chùa. Khi gấu nhà vào lễ mình đi vãng cảnh trong chùa thấy rằng nhiều lữ khách đã cố gắng lấy hết sức cắm hương vào bát hương trong chùa nhưng cố gắng mãi vẫn không cắm được lại phải mang hương ra bát hương lớn ngoài sảnh cắm như hướng dẫn ban đầu của sư cô. Trên bát hương chỉ có cây hương vòng duy nhất. Thấy vậy, mình ra sờ xem sao thì ô hay thật, bát hương đó được làm bằng bê tông không thể cắm thêm hương vào được.

Mình nghĩ, trong quản lý mình có nhiều bát hương bằng bê tông thì tốt biết mấy.

Trantuandai

Bài này đã được đăng trong Giải trí, Quản lý, Xã hội và được gắn thẻ , , , . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

3 Responses to TẢN VĂN – BÁT HƯƠNG BẰNG BÊ TÔNG

  1. hieupq nói:

    Câu chuyện này có thể rút ra bài học trong quản lý là phải tạo ra cơ chế phòng ngừa đối với mỗi sự việc. Có rất nhiều cách để ngăn chặn một rủi ro và cần phải tạo ra một cơ chế nhiều tầng, hạn chế rủi ro đến thấp nhất. Giống như ở đường tàu, để hạn chế tai nạn khi có tàu chạy, người ta bố trí người làm hoa tiêu, bố trí rào chắn để cấm người qua lại, bố trí còi để cảnh báo, bố trí hệ thống đèn tín hiệu… những phương tiện cảnh báo này được bố trí một cách đồng thời.
    Trong câu chuyện này, ở nhà chùa có thể ngăn cấm hành động cắm nhang bằng hướng dẫn của sư cô trong chùa nhưng để chắc ăn rằng lời cảnh báo của sư cô sẽ được thực hiện, người ta đã làm bát hương bằng bê tông để đề phòng những người cố tình không nghe lời cảnh báo. Như vậy là muốn cũng không thực hiện được.
    Như vậy, khi xây dựng cơ chế quản lý, cần đảm bảo các nội dung trong cơ chế phải tạo thành một chuỗi các biến cố đầy đủ, phòng ngừa mọi trường hợp xảy ra. Trong trường hợp này cần ngăn cấm thì cơ chế sẽ đảm bảo rằng đối tượng: Không muốn vi phạm – không dám vi phạm và Không thể vi phạm.

    Thanks!

  2. thanhtt nói:

    Câu chuyện có nhiều ý nghĩa, nhưng đàn ông không đi chùa đâu đấy anh nhé!

  3. nguong mo nói:

    chao anh. that la tuyet e doc bai viet cua anh thay that thu vi. tu cau chuyen binh di don gian ma a da rut ra bai hoc lon. a dung la number one day. a hay viet nhiu bai nhu vay nhe de moi nguoi cung suy ngam nhe. thanks

Bình luận về bài viết này