QUẢN LÝ NHÂN SỰ CHỦ CHỐT (phần 3)


Phát triển và sử dụng nhân sự chủ chốt

Như hai phần đầu đã dẫn chuyện về nhân sự chủ chốt, với kinh nghiệm làm việc, thảo luận với các giám đốc về nhân sự chủ chốt, tôi nhận nhiều ý kiến trao đổi về: nhận sự chủ chốt là ai, làm thế nào để phát triển nhân sự chủ chốt. Các nhà lãnh đạo cũng gặp không ít các thất bại về phát triển, chiêu mộ, quản lý và thiếu hụt nhân sự chủ chốt.

1. Trước hết chúng ta hãy xem nhân sự chủ chốt là ai?

Có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng theo tôi nhân sự chủ chốt:

–          Là người giữ những vị trí then chốt, cốt yếu trong doanh nghiệp;

–          Có khả năng ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của công tác điều hành hệ thống;

–          Hiểu rõ chiến lược của công ty, hội nhập toàn diện về văn hóa, quan điểm và hệ thống;

–          Có đóng góp lớn cho sự phát triển hệ thống của công ty trong quá khứ và cam kết với tương lai.

Trên thực tế, nhiều khi tôi gặp sự nhầm lẫn giữa nhân sự chủ chốt với các chức danh quan trọng, những vị trí nhân viên có thành tích cá nhân, những nhân viên có kĩ năng hiếm hay chuyên biệt, những người có quan hệ đặc biệt với lãnh đạo hay đặc biệt hơn những “ông sao” giỏi với tính cá nhân cao. Cách hiểu và nhìn nhận như vậy có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của việc xây dựng tổ chức mạnh.

2.Cần bao nhiêu nhân sự chủ chốt

Tùy theo quy mô hoạt động, điều hành mà doanh nghiệp có thể có số nhân sự chủ chốt khác nhau.  Trước hết cần phân tích ma trân công việc, lưu đồ cơ bản của quy trình kinh doanh của tổ chức để thiết kế tổ chức.

Nhân sự chút chốt ban đầu là người đóng góp chủ yếu vào xây dựng chiến lược của doanh nghiệp, văn hoá doanh nghiệp, các quy trình kinh doanh bên cạnh việc điều hành các hoạt động chính của doanh nghiệp.

Như vậy, theo quy mô, địa bàn, tính chất hoạt động mà có doanh nghiệp có 3-5 nhân sự chủ chốt, có doanh nghiệp có đến 50 hay hơn nữa số nhân sự chủ chốt. Nhân sự chủ chốt thường hiếm và bị săn đón với đối thủ tuy nhiên không gì nguy hiểm hơn dùng sai hoặc thừa nhân sự chủ chốt.

3. Đóng góp của nhân sự chủ chốt

Nhân sự chủ chốt là bộ não của doanh nghiệp bên cạnh CEO. Họ làm việc bằng kĩ năng ra quyết định các tình huống chính chuẩn với chất lượng huyên môn cao; họ là người có khả năng ra quyết định tiêu chuẩn hóa tối ưu và đơn giản những quyết định điều hành phi tiêu chuẩn. Họ là khởi nguồn các quyết định phát triển doanh nghiệp với sự kiểm soát chiến lược của CEO. Nhân sự chủ chốt dùng khả năng để tiêu chuẩn hóa, đơn giản hóa công việc cho hệ thống thuộc cấp trong phạm vi quản lý.  Nhân sự chủ chốt sử dụng trí tuệ cá nhân như trí năng của doanh nghiệp. Trên thực tế rất nhiều CEO làm thay hầu hết công việc của nhân sự chủ chốt.

4. Nguồn nhân sự chủ chốt

Nhân sự chủ chốt cũng gần nghĩa với người tài năng trong doanh nghiệp. Vậy quản lý nhân sự chủ chốt cũng gần với quản lý tài năng trong doanh nghiệp. Tuy nhiên hai khái niệm và nội dung này lại khác nhau.

Định nghĩa Tài năng mới được phát triển từ những năm cuối của thế kỉ trước, đã có rất nhiều doanh nghiệp lớn đã ứng dụng hệ thống quản lý này. Theo giáp sư GS Rothwell thì định nghĩa tài năng như sau:

“Trong thế giới hiện đại, đó là các cá nhân có khả năng tư duy sáng tạo, có khả năng nhìn thấy những gì người khác nhìn sót, không nhìn thấy. Đó là những ai có kiến thức chuyên biệt, có tính sáng tạo, có khả năng đem lại cho tổ chức, công ty lợi thế cạnh tranh”.

Theo tôi thì đơn giản thôi Tài năng là người có thành tích, hiệu quả, năng suất vượt trội so với những người bình thường.

Để phát triển nhân sự chủ chốt chúng ta bắt nguồn từ Tài năng.

Khi trao đổi với các nhà lãnh đạo tôi thường nhận được là: Chúng tôi thiếu cán bộ giỏi, chúng tôi sẵn sàng trả lương cao chỉ sợ không có người đủ năng lực nhận mức lương ấy thôi, anh có thể giới thiệu cho tôi người giỏi chuyên môn A, B, C; hay khu vực này không có người tài, trình độ ở đây kém, ý thức người lao động thấp khó phát triển họ được…

Khi lãnh đạo mà chưa nắm rõ được nhân sự chủ chốt, nguồn khởi tạo thì không quản lý tài năng, không có cán bộ nguồn và chẳng bao giờ có thể phát triển được nhân sự chủ chốt.

Lãnh đạo phát là người phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, thử thách, đánh giá nhân sự chủ chốt với sự giúp việc của bộ phận nhân sự; Là người đào tạo nhưng lấy văn hóa doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh làm gốc, công bằng và chính xác trong tuyển chọn trong đó đặc biệt chú ý đến lộ trình công danh để xác định rõ nguyên tắc phát triển nhân sự chủ chốt.

Phát triển nhân sự chủ chốt có tính kế thừa và đổi mới là một trong những việc đặc biệt quan trọng của CEO.

Trantuandai

Bài này đã được đăng trong Quản lý, Xã hội và được gắn thẻ , , , , , , , , . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Bình luận về bài viết này